I. Vai trò của răng
1. Tính thẩm mỹ
“Cái răng cái tóc là vóc con người”, từ xa xưa ông bà ta đã quan niệm răng là một trong những bộ phận quan trọng làm nên vẻ đẹp ngoại hình của con người. Một bộ răng đẹp với nụ cười tự tin tỏa sáng sẽ thu hút mọi ánh nhìn từ người xung quanh.
Đó là lý do mà người người đua nhau đi nắn chỉnh, bọc răng sứ,… để thay đổi “vận mệnh”. Nha khoa thẩm mỹ mọc lên như nấm là để đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sắc đẹp ngày càng cao của con người.
2. Sức khỏe
Răng là bộ phận đầu tiên trong hệ tiêu hóa. Tưởng vô lý nhưng lại có lý không tưởng đúng không anh chị em? Bởi vì răng là nơi để nhai, nghiền thức ăn. Dù cứng hay mềm thì răng đều phải vận động.
Nếu răng khỏe, thức ăn được nhai kỹ càng thì dạ dày dễ co bóp hơn, dễ tiêu hóa hơn, loại trừ được những trường hợp phải nuốt lống thức ăn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất lợi. Hơn nữa, việc nhai kỹ sẽ khiến bạn cảm giác no lâu hơn, tránh tình trạng ăn mất kiểm soát.
Ngoài ra răng còn có vai trò quan trọng trong việc tạo ra âm thanh. Nếu như bộ răng có vấn đề thì sẽ gặp khó khăn lúc phát âm. Bạn khó mà phát ra được những âm gió hay những âm bình thường một cách tròn vành rõ chữ.
II. Người trưởng thành co bao nhiêu cái răng?
Đối với trẻ em, khoảng 6 tháng tuổi thì bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiền. Ban đầu từ răng cửa rồi mọc dần. Đến lúc 2 tuổi rưỡi hoặc 3 tuổi thì bắt đầu mọc được khoảng 20 chiếc. Đến 6 tuổi thì những chiếc răng này bắt đầu rụng và mọc lên bộ răng vĩnh viễn.
Quá trình thay răng này có thể kéo dài đến tuổi 12, 13. Một người chỉ có một lần được thay răng. Nếu răng rụng lần thứ hai thì không thể tự mọc lại nếu như không có sự can thiệp của nha khoa.
III. Cấu tạo và chức năng của răng người
1. Chức năng của răng
Theo hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ, răng người có 4 loại: răng cửa, răng nanh, răng hàm nhỏ, răng hàm lớn. Mỗi loại có một chức năng và nhiệm vụ khác nhau:
- Răng cửa: Đây là răng số 1 và số hai đập vào mắt người nhìn đầu tiên, có kích thường thường lớn hơn răng nang, dùng để cắn và chia nhỏ thức ăn. Nhóm này có 8 chiếc.
- Răng nanh: nằm cạnh răng cửa, hình dáng nhọn, có tác dụng hỗ trợ răng cửa trong việc xé thức ăn. Nhóm này có 4 chiếc.
- Răng hàm nhỏ: Nằm kế tiếp răng nanh có mặt bằng phẳng còn mũ hình lập phương, dùng để nghiền nát thức ăn. Nhóm này có 8 chiếc.
- Răng hàm lớn: Nằm ở phía trong cùng, không nhận dạng được hình dáng, kích thước lớn, bề mặt phẳng, có nhiệm vụ xử lý thức ăn lần cuối trước khi nuốt vào dạ dày.
2. Cấu tạo của răng
Răng người có cấu tạo gồm ba phần chính: thân răng, chân răng, cổ răng.
- Thân răng: là phần răng lồi màu trắng mà ta dễ dàng nhìn thấy.
- Chân răng: phần nằm ở bên dưới nướu
- Cổ răng: phần giao giữa đường viền của nướu với thân
Ở phần thân răng thì bao gồm: men răng, tủy răng, xương răng, ngà răng
III. Cách chăm sóc răng tại nhà đơn giản
- Đánh răng đúng cách: Bạn nên đánh răng hai lần/ ngày vào sáng tối; không nên đánh quá nhiều lần vì dễ làm mất men răng. Kỹ thuật đánh răng cũng khá quan trọng, bạn nên để bàn chải chếch hướng 45 độ, tốt nhất có thể xem video hướng dẫn của nha sĩ.
- Thay đổi bàn chải: Nên chọn bàn chải lông mềm mượt và không dùng bàn chải đó sau 3 tháng
- Không dùng chung đụng bàn chải của nhau tránh lây lan những bệnh không mong muốn như HIV, viêm gan B,…
- Không nên dùng tăm mà dùng chỉ nha khoa để loại bỏ những thức ăn thừa mắc trong kẽ răng.
- Thăm khám định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh về răng
- Không ăn những đồ ăn quá cứng hoặc quá lạnh làm cho răng bị yếu đi.
- Chọn kem đánh răng cũng rất quan trọng, nên chọn những loại giàu canxi và flor
- Bổ sung canxi vào chế độ ăn để có hàm răng chắc khỏe
IV. Can thiệp thẩm mỹ vào răng
- Nhổ răng
- Niềng răng
- Thêm răng khểnh
- Bọc răng sứ
Trong đó bọc răng sứ và niềng răng là hai dịch vụ đắt tiền nhất hiện nay, thường khoảng vài chục triệu/ bộ. Không phải ai cũng có đủ điều kiện để làm. Nếu bạn may mắn không thiếu thốn về kinh tế thì nên tìm hiểu địa chỉ thẩm mỹ uy tín để uốn nắn hàm răng của mình.