Welcome

Thủy triều là gì? Nguyên nhân và ứng dụng trong cuộc sống

Mặc dù đã được học trong chương trình sách giáo khoa của bộ môn địa lý từ thời Trung học nhưng giờ hỏi lại thì mấy ai còn nhớ thủy triều là gì? Không dừng lại ở khái niệm, bài viết này còn trình bày cho các “ thượng đế” về nguyên nhân và những ứng dụng thành công trong cuộc sống.

I. Thủy triều là gì?

Thủy triều là gì? “Thủy” là nước, “triều” là cường độ lên xuống. Như vậy thủy triều trong Hán việt có nghĩa là cường độ lên xuống của nước.  Theo Wikipedia, thủy triều là hiện tượng mực nước ở biển và sông dâng cao hoặc hạ xuống thấp theo một chu kỳ cố định trong ngày tuỳ thuộc vào sự thay đổi của luật hấp dẫn từ mặt trăng, mặt trời với trái đất.

II. Nguyên nhân có hiện tượng thủy triều

Vậy nguyên nhân có thủy triều là gì? Thủy triều là một trong những hiện tượng lạ trong tự nhiên rất khó để giải thích. Ngày xưa người dân bám biển chỉ chứng kiến và theo dõi sự lặp đi lặp lại của mực nước. Khi khoa học phát triển, người ta đã tìm ra được nguyên nhân chủ yếu là do lực hấp dẫn của mặt trăng và lực li tâm gây ra.

Thủy triều là hiện tượng nước biển lên xuống theo chu kỳ

Cụ thể thủy quyển có hình cầu dẹt nhưng hai phía đối diện nhau bị kéo lên cao nên tạo thành một hình elip. Đỉnh thứ nhất của hình Elip nằm đối diện với mặt trăng và do lực hấp dẫn của mặt trăng gây ra tạo nên miền nước lớn thứ 1. Đỉnh còn lại ( qua tâm trái đất) tạo ra miền nước lớn thứ hai do lực li tâm của trái đất gây ra. Giữa hai miền nước này gọi là nước ròng.

Thủy triều lớn nhất khi cả mặt trăng và mặt trời cùng nằm về một phía so với đường xích đạo và khi đó phía còn lại sẽ tạo ra thủy triều nhỏ nhất.

III. Đặc điểm của thủy triều, thuật ngữ liên quan

Thủy triều thường có những giai đoạn mà con người có thể quan sát được bằng mắt thường và được gọi bằng những thuật ngữ chuyên ngành:
  • Triều dâng: tức là khi thấy mực nước biển hoặc sông đột nhiên tăng lên cao trong một thời gian nhất định làm ngập cả vùng gian triều.
  • Vùng gian triều: vùng đất bồi ven biển thường nằm trên khi triều thấp và nằm dưới khi kiều cao, là môi trường sinh sống của nhiều hệ sinh thái biển.
  • Triều cao: là lúc mực nước biển dâng lên đến cực đại, tại điểm cao nhất.
  • Triều xuống: lúc mực nước biển hạ thấp trong khoảng vài ba giờ đồng hồ để lộ vùng gian triều.
  • Triều thấp: là lúc mực nước biển rút xuống cực tiểu, tại điểm thấp nhất.
Hiện tượng thủy triều đỏ trong tự nhiên

IV. Ứng dụng của thủy triều trong chiến tranh và đời sống

1. Trong chiến tranh

Các vua hùng thời trước đã biết ứng dụng để dành chiến thắng quân Mông nguyên từ thời nam Hán và chiến thắng vang dội trên sông bạch đằng vào năm 938 do vua Ngô Quyền lãnh đạo.
Bộ đội ta đã tận dụng lúc triều xuống để đóng các cọc nhọn kiên cố. Vì nước hạ trong khoảng mấy tiếng nên đủ để quân ta làm tốt khâu này. Khi nước lên, vua sai quân đánh chiếm giặc. Địch hăm hở tiến vào và mắc mưu nên bị chọc thủng hết tàu thuyền và chết chìm trong biển nước.

2. Trong cuộc sống

  • Bà con ngày trước đã biết chờ triều xuống và ra ven biển để nhặt tôm cá
  • Thủy triều giúp bồi đất phù sa màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp
  • Cũng cấp nước để tưới tiêu,….

IV. Tác hại của thủy triều

Bên cạnh những lợi ích thì thủy triều lại gây ra nhiều tác hại:
  • Nhấn chìm môi trường sống, cướp đi hàng nghìn loài sinh vật biển
  • Những người dân sống bằng nghề chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản bị tổn thất nghiêm trọng khi triều xuống khiến cá, tôm, tép,… chết hàng loạt. Tiêu biểu như các nước Mỹ, Hồng Kong. Cụ thể năm ngoái có 36 tấn cá ra đi vì thủy triều hạ xuống.
  • Khi tảo bị chết thì sẽ hút hết khí oxy vì quá trình phân hủy của loài này
  • Ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí càng trở nên trầm trọng
  • Khi con người ăn phải những thức ăn nhiễm độc đó dễ gây ra bệnh tật như: đau mắt đỏ, dị ứng, đau bụng và mắc một số bệnh về hô hấp như: hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
  • Đất dễ bị nhiễm phèn nhiễm mặn
  • Gây mất an toàn cho người dân sinh sống ở miền biển.

Theo tìm hiểu, sugarplum-visions gợi ý một số biện pháp ngăn chặn tác hại của thủy triều:

  • Xử lý nước thải trước khi xả ra thị trường và cần có biện pháp xử phạt nghiêm nếu những cá nhân/ tổ chức vi phạm luật
  • Vẽ bản đồ, khoanh vùng xảy ra thủy triều để lên kế hoạch, giải pháp ngăn chặn
  • Hạn chế việc nuôi tảo biển bằng hóa chất
  • Làm tốt công tác quản lý môi trường vùng ven biển
Tóm lại thủy triều là gì? Đơn giản là hiện tượng nước biển, nước sông cứ lên trong vài giờ rồi lại xuống trong vài giờ, lặp đi lặp lại. Nó vừa có lợi vừa có hại cho sinh hoạt và sản xuất. Điều quan trọng là con người cần ý thức và có biện pháp để phát huy lợi ích, hạn chế tối đa mặt tiêu cực.